Search This https://vohl.blogspot.com

Sunday, February 4, 2024

Ngư Ông và Biển Cả. [Phùng Khánh dịch]

 https://vietmessenger.com/books/?title=ngu%20ong%20va%20bien%20caLão đã già, một mình một thuyền câu cá trên dòng Nhiệt lưu và đã tám mươi tư ngày qua lão không bắt được lấy một mống cá nào. Bốn mươi ngày đầu thằng bé đi với lão. Nhưng sau bốn mươi ngày không câu được cá, cha mẹ thằng bé bảo nó rằng rốt cuộc bây giờ ông lão đã hoàn toàn salao, cách diễn đạt tệ nhất của vận rủi, rồi buộc nó đi theo thuyền khác và ngay trong tuần lễ đầu tiên chiếc thuyền ấy đã câu được ba con cá lớn. Điều đó khiến thằng bé buồn khi hằng ngày thấy ông lão trở về với chiếc thuyền không, nó luôn xuống giúp lão mang khi thì cuộn dây, cái lao móc săn cá, khi thì cái sào hay tấm buồm quấn quanh cột. Tấm buồm được vá bằng bao bột, cuộn lại trông như một lá cờ bại trận triền miên. ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá. Mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt; chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ và không hề thất bại.

"Ông Santiago, thằng bé nói khi hai người leo lên bờ nơi con thuyền được kéo lên.

“Cháu có thể lại đi cùng ông. Chúng ta đã có ít tiền rồi.

Ông lão dạy thằng bé câu cá và nó quý lão.

“Đừng”, lão nói.

“Cháu đang đi với con thuyền may mắn. Hãy ở lại với họ”.

“Nhưng ông còn nhớ có hồi suốt tám mươi bảy ngày ta không bắt được cá nhưng sau đó trong ba tuần lễ ngày nào ta cũng vớ được cá lớn”.

"Ông nhớ”, ông lão nói.

"Ông biết cháu đã không rời bỏ ông vì thiếu lòng tin”.

“Tại cha cháu bắt làm như thế. Cháu còn nhỏ, cháu phải nghe lời cha”.

"Ông hiểu”, ông lão nói.

“Đấy là chuyện thường”.

“Cha cháu chẳng tin đâu”.

“Phải”, ông lão nói.

“Nhưng chúng ta tin, đúng không?”

“Vâng”, thằng bé đáp.

“Cháu có thể mời ông một lá bia ở khách sạn Terrace trước khi chúng ta mang mấy thứ này về nhà chứ?”

“Tại sao lại không?”, ông lão nói.

“Dân chài với nhau cả mà”. Họ ngồi ở Terrace và rất nhiều người đánh cá trêu ông lão nhưng lão không giận. Một số khác, những ngư dân lớn tuổi hơn, nhìn lão và cảm thấy buồn. Nhưng họ không để lộ ra mà chỉ từ tốn nói về dòng chảy, độ sâu buông câu, về thời tiết tốt, ổn định và về những thứ họ đã nhìn thấy. Mấy tay đánh cá thành công của ngày ấy đã trở về, xả thịt con cá kiếm của họ, sắp đầy lên hai tấm ván, mỗi người khiêng một đầu đi xuyên đến nhà để cá, đợi chiếc xe tải ướp lạnh đưa đến chợ Havana. Những người bắt được cá mập thì đưa chúng đến xưởng cá mập phía bên kia vịnh; chúng được móc treo lên bằng ròng rọc, gan bị mổ lấy, vi bị cắt, da bị lột và thịt thì được xẻ thành súc đưa ướp muối. Khi gió Đông thổi, mùi tanh nồng từ xưởng cá mập bên kia cảng phả đến. Nhưng hôm nay, mùi cá chỉ thoang thoảng vì gió thổi chếch sang hướng Bắc rồi lặng hẳn; trên Terrace trời tỏa nắng dễ chịu.

"Ông Santiago”, thằng bé gọi.

"Ừ”, ông lão đáp. Lão đang giữ cái lá và hồi tưởng về nhiều năm trước.

“Cháu đi kiếm giúp ông mấy con cá mòi cho ngày mai nhé?”

“Đừng. Đi chơi bóng chày đi. ông vẫn có thể chèo và Rogelio sẽ quăng lưới”.”Cháu thích đi.

Nếu cháu không được câu cá với ông thì cháu muốn giúp ông việc gì đó”.

“Cháu đã mua bia cho ông”, ông lão nói.

“Cháu thực sự là đàn ông rồi”.

“Lần đầu tiên ông đưa cháu ra khơi, cháu lên mấy?”

“Lên năm, và suýt nữa cháu bị chết khi ông lôi con cá quá lớn lên thuyền, nó gần như quật tan con thuyền ra nhiều mảnh. Cháu có còn nhớ không?”

“Cháu vẫn nhớ cái đuôi quật mạnh; chỗ ngồi chèo thuyền bị gãy và tiếng nện của cái chày. Cháu nhớ ông ném cháu ra đằng mũi thuyền, nơi lùng nhùng những sợi dây ướt rồi cháu cảm thấy toàn bộ con thuyền chao đảo và tiếng ông quật con cá nghe như thể đang đốn cây, máu nóng hổi bắn cả lên người cháu”.

“Có phải cháu thực sự nhớ ....

No comments:

Post a Comment

BAI TAT CA

HOA MẶT TRỜI 2003799E 0E4C 4027 83BE 7277A24DA2F1